SO SÁNH CÔNG NGHỆ IN OFFSET VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Công nghệ in offset và công nghệ in kỹ thuật số là hai công nghệ được nhiều cá nhân và doanh nghiệp trong lĩnh vực in ấn sử dụng hiện nay. Vậy ưu và nhược điểm của chúng là gì? Khi có nhu cầu in thì nên lựa chọn cơ sở sử dụng công nghệ in nào để gia công sản phẩm cửa mình. Sau đây In Việt Vương sẽ giải đáp hết tất cả các thắc mắc trên.
1.Công nghệ in Offset là gì?
Công nghệ in offset là kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su ( còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su nầy lên giấy. Khi sử dụng kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in khi sử dụng với in thạch bản.
2.Nguyên lý khi in offset
In offset là phương pháp in phẳng, các thông tin và hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hóa để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước đó chính là nguyên lý của in thạch bản. Ngoài ra hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh thuận, tức là cùng phương với tờ in sẽ được in ra.
3.Cấu tạo máy in offset
Một máy in offset rời gồm các bộ phận chủ yếu như: Một bộ phận cung cấp giấy, một hay nhiều đơn vị in, các thiết bị trung chuyển để đưa giấy qua máy in, một bộ phận ra giấy và các bộ phận bổ trợ thêm như bàn điều khiển máy in.
Ống bản: Là một trục ống bằng kim loại, trên khuôn in phần tử in bắt mực còn phần tử không in bắt nước.
Ống cao su: Là một trục ống mang tấm cao su offset, có cấu tạo gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in.
Ống ép: Là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao , làm nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu khác.
Hệ thống cấp ẩm: Là hệ thống các lô làm ẩm bằng dung dịch làm ẩm có chứa các chất phụ gia như : axit, gôm arabic, cồn isopropyl hay các tác nhân làm ẩm khác.
Hệ thống cấp mực: Là hệ thống các lô chà mực cho bản in.
Các bộ phận quan trọng khác:
Bộ phận nạp giấy: Làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn cung cấp giấy lên và đưa xuống đơn vị in đầu tiên.
Các bộ phận trung chuyển: ( thông thường các trục ống có nhíp kẹp giấy) có khả năng vận chuyển giấy đi qua máy in.
Bộ phận ra giấy: Là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy trên bàn ra giấy.
4.Các bước làm trong in offset
Có nhiều cách thức khác nhau nhưng khi in Offset luôn đi theo quy trình căn bản:
− Lắp khuôn in lên bộ phận nắp bản.
− Đưa mực vào máng chứa, cho dàn đều lên hệ thống lô truyền mực.
− Đưa giấy – vật liệu in vào nơi chứa của máy, căn chỉnh đường đi của giấy.
− Đưa hệ thống nhận sản phẩm, gia công tờ in theo máy.
5.Công nghệ in kỹ thuật số
Là phương pháp in ấn hiện đại sử dụng máy in phun và máy in laser, các hình ảnh kỹ thuật số được phân tích và đưa vào in ấn trực tiếp các hình ảnh cho ra các sản phẩm ngay lập tức với số lượng lớn và chất lượng cao. khác hoàn toàn so với công nghệ in offset.
Nguyên lý hoạt động của in kỹ thuật số là đầu phun sẽ di chuyển theo chiều ngang. Con lăn sẽ kéo vật liệu in di chuyển từ từ theo cách thức scan. In kỹ thuật số có thể dễ dàng tạo ra một hoặc vài bản in với tốc độ nhanh chóng.
6.Nguyên lý khi in kỹ thuật số
Dựa trên sự tự động của máy móc, các hình ảnh cần in được nạp vào máy kĩ thuật số, máy móc sẽ xử lý số liệu phân tích và thực hiện pha màu và thực hiện in. Quá trình cho ra sản phẩm gần như ngay lập tức mà không mất quá nhiều thời gian chờ đợi.
7.So sánh chung giữa in offset và in kỹ thuật số.
7.1 Về màu sắc bản in:
− Đối với in offset do có hệ thống quản lý màu sắc riêng nên khi in thường thì màu sắc sẽ chuẩn xác hơn.
− Còn in kỹ thuật số thì tùy thuộc vào dòng máy nào thì mới cho ra bản in đẹp.
Tuy nhiên, cả hai đều có thể gặp lỗi về màu sắc không chuẩn so với thiết kế. Đối với in kỹ thuật số có thể dòng máy và mực in. Còn in offset thì bị ảnh hưởng người pha mực, nhiệt độ, môi trường nên có thể in cùng một máy nhưng màu sắc lại có chút khác biệt. Song in offset vẫn được đánh giá ra bản in sắc nét chất lượng cao hơn.
7.2 Về số lượng và kích thước bản in offset và kỹ thuật số
− In kỹ thuật số thường chỉ đáp ứng được các bản in có kích thước tối đa 19 – 29′. Trong khi in offset in được bản in rất lớn lên đến 29 – 49′ và in với số lượng lớn từ hàng nghìn tới hàng triệu bản.
− Vì thế, công nghệ in offset thích hợp với nhu cầu in túi giấy, hộp giấy, số lượng lớn còn in kỹ thuật số thích hợp cho nhu cầu in lấy ngay, nhanh gọn, linh động và dễ thay đổi.
7.3 Về công nghệ sử dụng trong in offset và in kỹ thuật số
− In kỹ thuật số dùng trống mực (Drum) để tiếp nhận hình ảnh thiết kế trên máy tính bằng các icon, nhận mực rồi ép mực đó lên giấy thành bản in.
− In offset dùng ống bản in loại khắc sẵn. Thông tin thay cho trống trong máy in kỹ thuật số. Không in trực tiếp mà thông qua một ống cao su ép hình ảnh lên giấy
7.4 Ưu và nhược điểm của công nghệ in offset và in kỹ thuật số.
Công nghệ in offset :
Ưu điểm:
− Có thể in được số lượng lớn. Tiết kiệm chi phí in ấn cho các cá nhân doanh nghiệp trong khi chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo tối ưu.
− Chất lượng hình ảnh cao, sắc nét, trung thực. Do hệ thống bánh răng in bằng cao su có tính đàn hồi thích hợp với kế cấu của bề mặt vật liệu in.
− Quá trình in được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.
− Không xảy ra hiện tượng nhòe mực, hình vì mực được in trực tiếp lên tấm ép, sau đó mới truyền qua bề mặt vật liệu in.
− Là công nghệ in hiện đại với các công đoạn đều được vận hành tự động và điều khiển bằng máy tính. In offset giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo tính chính xác trong từng công đoạn.
− Do không phải tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần in nên các bản in trong công nghệ in offset có tuổi thọ lâu hơn.
Nhược điểm :
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như trên thì công nghệ in offset vẫn còn một số hạn chế:
− In Offset là kĩ thuật in khá phức tạp và phải trải qua nhiều công đoạn nên không thích hợp dùng để in số lượng nhỏ. Vì nếu in số lượng nhỏ thì giá thành sẽ rất cao vì chi phí cho khuôn in.
− Màu sắc sản phẩm có thể bị sai lệch sau khi trải qua nhiều công đoạn khác nhau
Công nghệ in kỹ thuật số:
Ưu điểm:
− Có thể in được trên nhiều chất liệu khác nhau.
− Chi phí thiết lập thấp và tốc độ quay vòng nhanh.
− Dễ dàng in nhiều màu sắc khác nhau.
− Hình ảnh được chuyển tới vật liệu in một cách chính xác.
− Tốt nhất cho in ấn 1 lần và in số lượng ít.
− Có thể tùy chỉnh theo nhiều cách khác nhau.
− Thiết kế nằm gọn trên bề mặt in và không bị phình ra.
Nhược điểm:
− Chỉ tối ưu khi in số lượng nhỏ, các sản phẩm có kích thước bé.
− Không in được trên các khổ giấy có kích thước lớn.
− Không thích hợp trong in ấn công nghiệp với số lượng lớn.
− Giá thành cao hơn so với in Offset.
⇒ Chính vì vậy tùy theo nhu cầu mà khách hàng nên lựa chọn cơ sở in ấn sử dụng công nghệ in offset hay kỹ thuật số cho phù hợp.
8. Dịch vụ in hộp giấy, túi giấy bằng công nghệ in Offset chất lượng cao
- Công ty In Việt Vương là đơn vị chuyên thiết kế và in ấn túi giấy, hộp giấy các loại bằng công nghệ in Offset hiện đại.
- Sử dụng công nghệ in Offset trên máy Heidelberg 6 màu đời mới đảm bảo chuẩn màu sắc.
- In ấn bao bì giấy tại công ty In Việt Vương khách hàng được thiết kế hộp giấy miễn phí 100%.
- Miễn phí vận chuyển trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Hỗ trợ giao nhanh bằng nhiều hình thức khác nhau khu vực phía Nam.
- Sản phẩm được bảo hành. Có chính sách bảo hành đổi hợp lý nếu gia công không đúng như yêu cầu.
- Uy tín, chất lượng, an toàn – In Việt Vương hân hạnh được phục vụ bạn.
IN VIỆT VƯƠNG