Thiết kế

Đa dạng

Cam kết

Chất lượng

Giao hàng

Tận nơi

GIẤY IN: CÁC TIÊU CHUẨN VỀ KHỔ GIẤY TRONG NGÀNH IN ẤN

Có thể nói biết được các tiêu chuẩn về khổ giấy đã là bước khởi đầu dấng thân vào ngành in rồi. Tạo sao lại như vậy? Bới khi in túi giấy, in hộp giấy, in bao bì, in catalogue, in tờ rơi, in name card,… tùy vào mục đích ta sử dụng mà lựa chọn giấy in sao cho phù hợp.

Vậy đâu là loại giấy, khổ giấy in tiêu chuẩn được dùng trong ngành in và chúng được sản xuất từ đâu với kích thước cố định như thế nào?

Để trả lời câu hỏi này, mời các bạn khám phá các tiêu chuẩn về khổ giấy trong ngành in nhé. Giấy in nói riêng và giấy nói chung được phân biệt bởi nhiều thông số cụ thể như: Định lượng (độ dày của giấy), kích thước giấy, chất liệu làm giấy, độ trắng, độ nhẵn và những thông số khác. Tùy vào loại giấy, khổ giấy khác nhau mà có những thông số tương ứng khác nhau để sử dụng cho các mục đích riêng biệt.
Nếu bạn có tới tiệm photocopy hay các cửa hàng chụp ảnh kỹ thuật số sẽ thấy những khổ giấy A4, A3,… đấy là giấy in. Loại giấy này thường có bề mặt thô với kích thước tiêu chuẩn và cố định, ngoài các khổ phổ biến như A3, A4 còn có các kích thước khác như A5, A6, B5. Định lượng của giấy photocopy thường dao động từ 58 – 100g/m2, ít thấy định lượng vượt quá 100g/m2. Bên cạnh đó, những cuốn tạp chí, báo chí cũng được gọi là giấy in.
Ngoài giấy photocopy thì giấy in dùng nhiều trong in kỹ thuật số như in lazer, in ảnh, in phun khổ lớn. Các loại giấy này về cơ bản là rất khác nhau. Ví dụ như giấy in kỹ thuật số thường dùng giấy bề mặt trơn bóng, hiển thị màu sắc trung thực như giấy couches, couches matt, ngoài ra có thể dùng các loại giấy mỹ thuật như giấy conqueror, Kitsu….
Riêng trong lĩnh vực in phun khổ lớn thì chủ yêu dùng giấy nilon như PP, giấy ảnh, backlist film…và các loại giấy này phù hợp với mực nước và máy in phun kỹ thuật số. Thông thường có một số loại giấy in kỹ thuật số có thể dùng chung với in công nghiệp, in offset.
Ngoài việc dùng trong in photocopy thì giấy in còn dùng trong in kỹ thuật số như in lazer, in ảnh, in phun khổ lớn. Cơ bản là các loại giấy này khác nhau. Thí dụ như: Trong in kỹ thuật số thường dùng giấy có bề mặt trơn bóng, hiển thị màu sắc trung thực (giấy Couches, Couches Matt) hay các giấy mỹ thuật (Conqueror, Kitsu,…).
Còn trong in phun khổ lớn thì chủ yếu dùng giấy Nilon (PP, giấy ảnh, Backlisst Film,…) vì các loại giấy này phù hợp với kỹ thuật cán màng, mực nước và máy in phun kỹ thuật số. Thông thường có một số loại giấy in kỹ thuật số có thể dùng chung với in công nghiệp, in offset.
Giấy in trong công nghệ in ofset như thế nào?
Giấy in dùng trong in offset có tên gọi là giấy xả lô được xén từng kích thước cố định hoặc theo yêu cầu của từng bản in. Những loại khổ giấy tiêu chuẩn mà các máy in offset có thể hỗ trợ là: 32.5×43 cm; 39.5×54.5 cm; 43×65 cm; 54×79 cm.
Theo kinh nghiệm chọn giấy in thì tốt nhất nên chọn theo yêu cầu của sản phẩm in và khả năng đáp ứng của xưởng in cung cấp giấy. Tốt nhất nên ưu tiên vào giấy xả lô vì có tùy chỉnh kích thước giấy in, đỡ lãng phí giấy thừa. Và là tiết kiệm chi phí bởi giấy xả lô là giấy theo cuộn (thông thường có kích thước cố định 65 cm, 86 cm, 109 cm,…). Một chiều giấy cố định, chiều còn lại có thể thay đổi kích thước tùy theo yêu cầu của sản phẩm in.
Tuy nhiên giấy xả lô có nhược điểm là kích thước từng tờ không đều nhau do sai lệch của giao xém. Cho nên chất lượng in nhất là in độ chồng khớp từng màu sẽ không hoàn hảo như giấy theo ram từ nhà máy.
Ngoài giấy in thì trong ngành in còn rất nhiều kiến thức mà các bạn có thể học hỏi hay biết thêm như thiết kế file, chế bản kẽm, kỹ thuật máy in, kỹ thuật làm báo giá,… những kiến thức đó, công ty in ấn In Việt Vương sẽ trình bày đến các bạn trong bản tin tức kỳ sau. Chúc các ban có thêm kiến thức về ngành in này nhé!

CÔNG TY IN VIỆT VƯƠNG

© 2019 - Bản quyền của VIỆT VƯƠNG H.A.T
Back To Top