Phân biệt hệ màu CMYK, RGB và Pantone trong thiết kế bao bì
- Màu C: Màu xanh lơ (Cyan)
- Màu M: Màu cánh sen – Hồng sẫm (Magenta)
- Màu Y: Màu vàng (Yellow)
- Màu K: Màu đen (Black)
Trong tên gọi các màu Pantone, bên cạnh mã số riêng thể hiện sắc độ, đi sau các số thường có thêm các chữ cái C, M, U nhằm thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu giấy in. Màu Pantone thường sử dụng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt trong in ấn bao bì giấy. Hiện nay, màu pantone cũng thường được ứng dụng trong ngành nhuộm vải (phục vụ các thiết kế thời trang), chế tạo vật liệu nhựa, sơn phun, sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại (phục vụ thiết kế công nghiệp). Các hướng dẫn màu Pantone đã được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng bởi các nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà in, các nhà sản xuất, tiếp thị.
Tuy hệ màu Pantone được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới và được quy chuẩn trở thành ngôn ngữ thiết kế màu sắc toàn cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ màu Pantone cũng bị giới hạn bởi chỉ có 300 màu mẫu và công nghệ sản xuất theo hệ màu Pantone giá thành tương đối cao.
Trong thiết kế và in ấn bao bì, bên cạnh CMYK và Pantone thì hệ màu RGB là hệ màu sử dụng mô hình bổ sung. Trong đó ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam được tổ hợp với nhau bằng nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác.
Hệ màu RGB là tên viết tắt của R: Red (màu đỏ), G: Green (màu xanh lá cây), B: Blue (màu xanh lam).
Trong các mô hình ánh sáng bổ sung, đây là ba màu gốc. Từ ba màu cơ bản này từ cách thay đổi tỉ lệ giữa các màu RGB để tạo ra vô số các màu sắc khác nhau và cách tổng hợp từ 3 màu RGB này gọi là màu cộng (các màu sinh ra từ 03 màu này sẽ sáng hơn màu gốc – additive color).
Hệ màu RGB là chế độ hiển thị màu sắc tự nhiên của màn hình CRT, màn hình LCD và màn hình plasma. Máy ảnh và máy quét cũng có thể sử dụng chế độ RGB. Hệ màu RGB là hệ màu là tốt nhất cho thiết kế: thiết kế website, hình ảnh kỹ thuật số, thiết kế các tài liệu quảng cáo trực tuyến…